Gây tê màng cứng là một phương pháp hay được sử dụng cho các sản phụ để giảm các sơn đau khi sinh.
Phương pháp này cũng có rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu sau sinh.
Gây tê ngoài màng cứng được sử dụng khá phổ biến trong quá trình chuyển dạ giúp mẹ bầu đỡ bị đau và sinh nở dễ dàng hơn. Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng được sử dụng lần đầu tiên vào đầu những năm 1900. Nhưng phải tới 70 năm sau đó, thủ thuật này mới trở nên phổ biến và được các mẹ bầu chọn lựa nhiều.
Không thể phủ nhận những ưu điểm của thủ thuật gây tê ngoài màng cứng, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những nhược điểm nhất định. Ngoài ra nếu gây tê màng cứng không đúng thời điểm sẽ khiến cơn chuyển dạ kéo dài hơn, thậm chí dẫn đến những ca sinh khó.
Mời các mẹ cùng tìm hiểu chi tiết về những ưu nhược điểm của phương pháp đẻ không đau này:
Gây tê ngoài màng cứng là gì?
Gây tê ngoài màng cứng nói chính xác hơn là gây tê vùng. Điều này có nghĩa, bà bầu sẽ nhận được một mũi gây tê vào cột sống, thuốc từ đó phân tán đối xứng sang hai vùng lân cận xung quanh làm tê liệt một vài bộ phận chịu áp lực nhiều nhất trong khi chuyển dạ.
Thông thường, thuốc có tác dụng từ núm ti hoặc rốn xuống tận các ngón chân. Vì vậy, bà bầu vẫn hoàn toàn tỉnh táo và ý thức được mọi chuyện xung quanh, chỉ trừ không cảm nhận được cơn đau đẻ đang “hoành hành”.
Ảnh hưởng của gây tê màng cứng.
Cảm giác đau và tụt huyết áp
Kim gây tê chạm vào các dây thần kinh có liên quan đến chân sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy vài cơn đau nhói khó chịu đấy.
Kích thích gây tê, các theo dõi cho thấy mẹ bầu dễ bị tụt huyết áp hơn so với bình thường.
Phải nằm yên trên giường
Khi bác sĩ đã tiêm thuốc tê vào màng cứng bắt buộc mẹ bầu phải nằm yên trên giường. Lúc này mẹ khó có thể đi bộ hay vận động gì được. Chân của mẹ bầu cũng sẽ mất cảm giác và không thể vận động được cho đến khi thuốc tan đi. Thường giai đoạn này có thể kéo dài đến 5 giờ đồng hồ sau khi mẹ sinh.
Mất cảm giác ở chân
Một tác dụng kéo dài của thuốc gây tê màng cứng là chúng có thể khiến cho bà bầu mất cảm giác ở chân sau khi sinh. Một số mẹ có thể cảm thấy nhức mỏi chân hoặc cảm thấy chân dễ bị lạnh buốt hơn bình thường.
Giữ nguyên tư thế
Khi bác sĩ đặt ống truyền vào khoang ngoài màng cứng, bạn phải nằm cong người lại và giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10-15 phút. Điều này còn gây khó chịu bởi chiếc bụng quá to.
“Chung sống” với ống truyền
Để có thể gây tê ngoài màng cứng bác sĩ sẽ gắn vào cơ thể mẹ các ống truyền để theo dõi huyết áp, kiểm tra thai. Do đó trước khi tiến hành gây tê chính thức mẹ đã phải sống cùng với các ống truyền ngay cả lúc ăn, ngủ hay đi vệ sinh.
Cảm thấy không tỉnh táo
Khi thuốc tê phát huy tác dụng mẹ bầu có thể rơi vào trạng thái lơ lửng như trong mơ. Một số khác cảm thấy thờ ơ và ít quan tâm đến cuộc sinh nở của mình. Điều này khiến các bà mẹ không thể nào chứng kiến hoặc ghi nhớ đầy đủ từng khoảnh khắc bé chào đời.
Tiêm thuốc tê rồi mà vẫn đau
Tỉ lệ này chiếm khoảng 1/100 sản phụ. Các mẹ có thể bị đau đầu nghiêm trọng trong vài ngày sau khi đã gây tê ngoài màng cứng. Để hạn chế điều này mẹ nên nằm yên khi đặt kim để tránh rò rỉ dịch não tủy.
Không nhiều nhưng vẫn có mẹ bầu cảm thấy đau sau khi gây tê ngoài màng cứng lúc lâm bồn.
Một số trường hợp mẹ bầu sau khi gây tê màng cứng cuộc chuyển dạ vẫn gây đau đớn như thường. Nguyên nhân có thể do ống truyền xê dịch sau khi đặt và không mang lại được hiệu quả như ý muốn. Nếu trường hợp này xảy ra, mẹ bầu hãy nói với ekip đỡ đẻ để kiểm tra lại ống truyền hoặc liều lượng thuốc.
Buồn nôn
Thuốc gây tê không chỉ gây buồn nôn cho mẹ sau khi sinh mà còn có thể gây ngứa, đặc biệt ở vùng mặt. Thuốc cũng giảm đi cảm giác buồn tiểu ở mẹ, nên thường mẹ phải được đặt ống thông tiểu để hỗ trợ tiểu tiện khi sử dụng biện pháp sinh không đau này.
Đau lưng sau sinh
Cảm giác đau lưng sau khi sinh là bình thường đối với các mẹ bầu sinh thường hoặc sinh mổ. Tuy nhiên, việc gây tê ngoài màng cứng có thể là nguyên nhân khiến cho mẹ sau sinh dễ cả thấy đau lưng hơn bình thường.
Thuốc tê làm giảm khả năng rặn sinh
Phương pháp gây tê ngoài màng cứng sẽ khiến giai đoạn chuyển dạ kéo dài hơn vì phản xạ rặn đẩy của mẹ bầu lúc này cũng suy yếu cùng với sự mất cảm giác của phần dưới cơ thể.
Vì vậy, mẹ bầu có thể phải dùng máy hút hoặc kẹp forceps để hỗ trợ sinh. Tuy nhiên, nguy cơ này khá thấp.
Nhức đầu, đau cổ
Đau đầu, cổ cũng là những phàn nàn của nhiều mẹ bầu khi áp dụng phương pháp sinh không đau gây tê ngoài màng cứng đấy.
Những mẹ bầu không nên lựa chọn phương pháp gây tê ngoài màng cứng
– Nếu mẹ bầu đã hoặc đang dùng thuốc chứa chất làm loãng máu trong thai kỳ thì không nên dùng phương pháp này.
– Nếu xét nghiệm có thấy máu mẹ bầu không đủ tiêu chuẩn.
– Thừa cân hoặc chảy máu quá nhiều cũng không thể áp dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng.
– Mẹ bầu bị viêm nhiễm vùng lưng.
– Mẹ bầu có cổ tử cung đã mở đủ 8-10 cm để sinh thường.