Giỏ hàng

Tiền Giang: Lại Thêm 60 Trẻ Nhập Viện Sau Tiêm ComBe Five, 1 Ca Có Dấu Hiệu Của Viêm Màng Não

Hiện đã có hơn 60 trẻ dưới 5 tuổi sau khi tiêm chủng vắc-xin 5 trong 1 phải nhập viện. Trong số đó có một ca bệnh nặng phải chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh Tiền Giang để theo dõi biểu hiện viêm màng não.Trong 2 ngày 25 và 26/01, toàn tỉnh Tiền Giang có trên 26.500 trẻ tiêm vắc-xi...

Hiện đã có hơn 60 trẻ dưới 5 tuổi sau khi tiêm chủng vắc-xin 5 trong 1 phải nhập viện. Trong số đó có một ca bệnh nặng phải chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh Tiền Giang để theo dõi biểu hiện viêm màng não.

Trong 2 ngày 25 và 26/01, toàn tỉnh Tiền Giang có trên 26.500 trẻ tiêm vắc-xin Quinvaxem chưa đủ liều sẽ được tiêm bù bằng vắc-xin ComBe Five. Những trường hợp này trạm y tế đều có lưu danh sách và sẽ thực hiện tiêm bù những mũi tiếp theo cho đủ phát đồ (3 mũi), không phải tiêm lại từ đầu.

Tuy nhiên, đến tối 27/1, bác sĩ Nguyễn Văn Ngưu – Giám đốc bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết, có hơn 60 trẻ dưới 5 tuổi sau khi tiêm chủng loại vắc-xin 5 trong 1 phải nhập viện.

Khi nhập viện, các bé có triệu chứng sốt, trong đó có một ca bệnh nặng phải chuyển đến bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh Tiền Giang để theo dõi biểu hiện viêm màng não.

Hiện tại, sau khi uống thuốc hạ sốt, các ca ở bệnh viện đã ổn định sức khỏe và nhiều trường hợp đã xuất viện. Được biết, những trẻ nhập viện đều ở huyện Cai Lậy và Thị xã Cai Lậy.

Không riêng gì ở Tiền Giang, ngày 25, 26/1, bệnh viện trẻ em Hải Phòng đã tiếp nhận 63 trường hợp nhập viện và ở Bến Tre là 110 trẻ. Tất cả các cháu này đều có phản ứng sau khi được tiêm vắc-xin Combe Five trong sáng 25/1. Tuy nhiên, các bé đều đã khỏe mạnh và được cho xuất viện.

Bộ Y tế lên tiếng trước thông tin trẻ nhập viện sau khi tiêm vắc-xin Combe Five

Trước sự băn khoăn, lo lắng của các bậc phụ huynh, PGS.TS Trần Đắc Phu – Cục trưởng cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: “ Những trường hợp trẻ phản ứng sau khi tiêm vắc-xin Combe Five, như sốt cao… là những phản ứng thông thường, không có gì đáng ngại.

Chủ yếu là phụ huynh thấy biểu hiện bất thường của con, lo lắng nên đã cho con vào viện khám. Những trường hợp này cũng đã được thăm khám, giải quyết và không phải sốc phản vệ nặng nên không cần quá lo lắng ”.

Ông Phu cũng cho biết, phía cục Y tế dự phòng đã nắm được thông tin từ bệnh viện tuyến dưới chuyển lên và sẽ bám sát thông tin để có chỉ đạo kịp thời.


Cùng quan điểm với ông Phu, bác sĩ Ngưu cho biết hầu hết những trường hợp trẻ bị sốc phản vệ sau khi tiêm vắc-xin là phản ứng miễn nhiễm thường gặp, không có bất thường.

Trước đây, bệnh viện đã tiếp nhận điều trị một vài trường hợp tương tự. Các phụ huynh sau khi tiêm cho trẻ phải theo dõi sức khỏe của trẻ nếu có biểu hiện bất thường phải đưa đến cơ sở y tế để khám, điều trị.

Cư dân mạng phẫn nộ liệu có cực đoan?

Có lẽ chưa bao giờ những hội “anti” vắc-xin lại hoạt động mạnh mẽ như hiện nay, đa số các bà mẹ đều lo sợ cho tính mạng của con mình khi vô tình bị biến thành “chuột bạch”.

“ Con tui cũng là nạn nhân đây. Một xã có khoảng 10% bị như vậy đều phải nhập viện. Con chúng tui đâu phải chuột bạch?”, tài khoản Nguyễn Phú Tâm bức xúc.

Trong khi đó một số người lại cho rằng không nên cho con tiêm loại vắc-xin mới, đề phòng những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

Các chuyên gia cho biết, dù trẻ có tiêm vắc-xin hay không cơ thể của trẻ cũng tiếp xúc với hàng chục kháng nguyên mỗi ngày. Trong khi đó, hệ miễn dịch của trẻ đủ sức đáp ứng tạo ra kháng thể đối với sự xâm nhập của 10.000 kháng nguyên cùng lúc ngay từ khi mới ra đời.

Chưa kể, xác suất xảy ra sốc phản vệ là rất hiếm (dự đoán 1/1.000.000 trường hợp. Do đó các tổ chức Y tế thế giới vẫn khuyên các mẹ cho trẻ tiêm phòng sau sinh, không chỉ phòng bệnh cho con mà còn cho cả cộng đồng.


Theo My Eva


Cũ hơn Mới hơn


Vận chuyển toàn quốc

Vận chuyển toàn quốc

Thanh toán tại nhà

Hệ thống cửa hàng

Hệ thống cửa hàng

Trên toàn quốc