Do cuộc sống ngày càng phát triển nên nhu cầu đưa trẻ nhỏ ra đường ở độ tuổi nhỏ ngày càng tăng. Nhưng không ít trong các bậc phụ huynh vẫn còn chủ quan, chưa có các biện pháp bảo vệ con yêu đúng cách khi di chuyển bằng xe máy. Điều này đã dẫn đến không ít những hệ lụy khôn lường.
Nhiều ba mẹ tự tin rằng mình có thể xử lí được tất cả những tình huống xấu xảy ra. Tuy nhiên đa phần theo phản xạ ít ai có thể đảm bảo rằng mình có thể giữ được con an toàn 100%, nhất là khi không có một chiếc ghế ngồi xe máy chuyên dụng.
Cho con ngồi phía trước, ngay sau tay lái là một trong nhiều kiểu chở con nguy hiểm cần được cảnh báo. Đây là vị trí ngồi nguy hiểm nhất vì chỉ cần phanh gấp, lực quán tính sẽ đẩy đứa trẻ về phía trước làm ngực của trẻ đập vào tay lái. Không chỉ thế, do phản xạ của trẻ chưa tốt, khi xảy ra va chạm có thể làm trẻ văng xuống đường gây chấn thương. Chưa kể khi trẻ ngồi phía trước tay lái dễ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như trẻ văn tay ga, tắt máy xe khi đang chạy. Trẻ con vốn bản tính tò mò và hiếu động, chưa ý thức được hành vi của mình, Chỉ một giây lơ đãng của người lớn đã có thể xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Bên cạnh đó, cho con nhỏ ngồi phía sau mà không trang bị đai an toàn hoặc ghế ngồi xe máy chuyên dụng cũng là kiểu chở con nhiều phụ huynh thường áp dụng. Tuy nhiên trẻ dưới 6 tuổi chưa đủ khả năng để ngồi một mình ở phía sau. Ở độ tuổi này trẻ chưa có ý thức bám vào người lớn. Trẻ thường hiếu động, dễ mất tập trung hoặc ngủ gật nên trong quá trình di chuyển khi ba mẹ tăng ga bất ngờ, chuyển hướng hoặc đi qua các đoạn đường sốc sẽ khiến cho trẻ giật mình, khó giữ được thăng bằng và ngã khỏi xe.
Trẻ ngồi sau còn có thể gặp tai nạn kẹt chân vào bánh xe. Trẻ do hiếu động thích đung đưa chân hoặc ống quần quá dài mắc vào bánh xe có thể làm chân trẻ cuốn vào bánh xe khi đang chạy. Điều này dễ gây ra những chấn thương nghiêm trọng như gãy xương, nát xương bàn chân. Nhiều ba mẹ còn chủ quan đến mức cho con đứng ngay trên yên xe và nghĩ rằng có người đỡ thì sẽ an toàn và xử lí được sự cố. Thế nhưng đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và nguy hiểm. Trong quá trình di chuyển, khi chiếc xe lao sang trái hay phải, lực gia tốc sẽ kéo trẻ đi theo đà. Bên cạnh đó trọng lực cũng sẽ kéo trẻ xuống, trẻ càng nặng thì lực càng mạnh. Khi đó, người ngồi phía sau sẽ không kịp tăng lực lên để kéo trẻ lại, chỉ cần một chút sơ sẩy là trẻ sẽ ngã xuống đường. Trong mạng lưới phương tiện di chuyển dày đặc, khi có một đứa trẻ ngã xuống đường thì nguy hiểm thật khó lường. Bất cẩn hơn nhiều người còn vừa điều khiển phương tiện vừa nghe điện thoại càng làm tăng thêm sự nguy hiểm cho con trẻ.
Theo thống kê của Ủy Ban An Toàn Gian Thông quốc gia, trong số các vụ tai nạn giao thông thì nạn nhân là trẻ em chiếm khoảng 35% mà nguyên nhân chủ yếu là do thái độ và ý thức tham gia giao thông của các bậc phụ huynh.
Đầu trẻ va chạm tổn thương sẽ cao hơn vì trong bộ não của trẻ thì phần nước nhiều hơn não của người trưởng thành. Do đó khi có va đập mạnh, não bộ của bé sẽ di động nhiều hơn. Cho dù sọ chưa vỡ nhưng độ di động này đã làm não của bé tổn thương rất nhiều.
Trong các chấn thương có thể gặp ở trẻ thì chấn thương sọ não chiếm tỉ lệ cao nhất. Ở trẻ nhỏ, phần đầu chiếm hơn 2/3 trọng lượng cơ thể, cổ yếu, não vẫn chưa phát triển toàn diện. Do đó khi gặp chấn động mạnh, não của trẻ rất dễ bị di lệch hoặc xé rách sự liên kết giữa các tế bào, dẫn đến tỉ lệ tử vong rất cao. Trẻ chưa có khả năng tự bảo vệ và lường trước được những rủi ro xảy ra, do vậy các bậc cha mẹ cần phải có trách nhiệm bảo vệ để chủ động trong mọi tình huống, không nên chủ quan với tính mạng của con mình.
Trên thực tế khi tai nạn xảy ra, dù cho bé ngồi đâu cũng sẽ bị ảnh hưởng nhưng việc chở con đúng cách sẽ phần nào giảm đi những nguy hiểm đối với trẻ. Vậy nên các bậc phụ huynh nên sáng suốt chọn lựa cho con mình một chiếc ghế ngồi xe máy chuyên dụng, có hệ thống dây an toàn chắc chắn để hạn chế thấp nhất những nguy hiểm có thể xảy ra.